In Tin mới
Phế liệu là tiền, không phải là rác
Đã từ lâu chúng ta coi phế liệu chỉ là đồ bỏ đi vì không mang lại giá trị nào, điều này dẫn đến môi trường bị ô nhiễm và hao phí xã hội vô cùng lớn.
Chúng ta quá “hào phóng” khi tự vứt tiền của mình?
Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác (Theo Luật Bảo vệ Môi trường, 2020). Đã từ rất lâu phế liệu trong mắt nhiều người trở thành vật không có giá trị, là đồ bỏ đi và không nghĩ rằng đến một ngày chính những thứ đó lại “biến thành tiền”.
Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay thì nhu cầu tái chế và sử dụng nguyên liệu tái chế của nước ta rất lớn. Theo thống kê chỉ tính riêng ngành giấy đã có đến 70% đầu vào là từ giấy tái chế trong khi tỷ lệ thu hồi giấy qua sử dụng lại rất thấp (dao động 25 – 30%). Ngành nhựa lại càng khó khăn hơn khi hầu hết nguyên liệu đều phải nhập khẩu vì tỷ lệ thu gom lại rất thấp. Nếu thực hiện tốt công tác tái chế nhựa nhằm cung ứng cho các ngành sản xuất thì mỗi năm nước ta sẽ tiết kiệm một khoản chi phí khổng lồ.
Mỗi đồ dùng chúng ta sử dụng hằng ngày khi mua bằng tiền thì khi không sử dụng chúng vẫn “là tiền”. Thế tại sao có rất nhiều người “hào phóng” đi vứt chúng ở những bãi rác tự phát hay không phân loại, đưa đến các điểm thu gom nhỉ? Nguyên nhân chủ yếu vì ngành công nghiệp tái chế phế liệu chưa thực sự mở rộng và được quy định rõ ràng. Đồng thời vẫn chưa có tiêu chí phân biệt thế nào là phế liệu, thế nào là chất thải cụ thể dẫn đến ít nhà đầu tư muốn tham gia vào. Thực trạng chung dẫn đến phế liệu ở nước ta vẫn bị xem là đồ bỏ đi, là rác thải và không có giá trị trong khi nhiều doanh nghiệp đang cần lại phải nhập khẩu về.
Phế liệu chính là tiền của tương lai?
“Phế liệu là tiền” – câu nói này đã được thực tế chứng minh qua rất nhiều thành công của các doanh nghiệp khắp cả nước. Trong vòng hơn 15 năm trở lại đây đã có rất nhiều người từ hai bàn tay trắc nhưng đã tạo nên sự nghiệp từ chính phế liệu. Điển hình như trường hợp của anh P.T.A (xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trở thành chủ một cơ sở chế biến nhựa tái sinh với dây chuyền máy chế biến hạt nhựa thô sau 6 năm mày mò nghiên cứu. Đồng thời mỗi tháng cơ sở của anh cũng cung ứng khoảng 30 – 50 tấn hạt nhựa thô, đợt cao điểm lên đến 80 tấn cho các cơ sở làm cúc áo, dây khóa kéo hay vải nilon trong nước lẫn thị trường quốc tế.
Trường hợp tiếp theo là ở xã Đồng Văn (Yên Lạc), người dân nơi đây đã lặn lội đến khắp các tỉnh miền núi phía Bắc xa xôi để thu mua phế liệu, đem về tái chế, và bán lại cho các các nhà máy sản xuất thép thành phẩm, nhựa dân dụng. Từ đó trở đi, kinh tế huyện và xã bắt đầu khởi sắc, từ một xã nghèo nhất nhì huyện đến nay, người dân nơi đây có mức thu nhập cao top đầu của huyện. Nhờ nghề thu mua và tái chế phế liệu, giai đoạn 2015- 2020, thu nhập bình quân của người dân Đồng Văn đạt trên 185 triệu đồng/năm.
Bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế, thu gom phế liệu còn mang lại hiệu quả cao về mặt môi trường và xã hội. Trước hết, việc thu gom giúp giảm việc khai thác và sử dụng tài nguyên đồng thời tiết kiệm năng lượng tạo ra sản phẩm mới. Theo thống kê hàng năm thì lượng phế liệu, chất thải sinh hoạt phát sinh tại Việt Nam là khoảng 17 triệu tấn một năm, riêng vùng đô thị chiếm 6,5 triệu tấn. Vì vậy nếu số phế liệu trên được tái chế thành những vật dụng hữu ích sẽ giảm ô nhiễm môi trường và các tác động xấu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Recycle One ở đâu trên “mỏ vàng” còn hoang sơ này?
Xuất phát điểm là DNXH hoạt động trong lĩnh vực môi trường, Recycle One đã nhanh chóng tham gia vào công cuộc tạo vòng tuần hoàn cho phế liệu. Đi tắt và đón đầu công nghệ đã được R One vận dụng để thực hiện vòng tuần hoàn phế liệu bằng thành tựu cuộc cách mạng 4.0.
R One tiến hành xây dựng kinh tế tuần hoàn với giải pháp tổng thể RISE phục vụ cho cả ba giai đoạn gồm Pre-Recycle (trước tái chế); In-Recycle (trong tái chế) và Post-Recycle (sau tái chế). Trong tương lai gần doanh nghiệp sẽ chung tay biến phế liệu thành “tiền” và cải thiện chất lượng môi trường tại Thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung.
Có thể thấy phế thải vốn không phải là đồ bỏ đi vì nó được sản xuất từ chính nguồn tài nguyên trên Trái Đất, từ nguồn mà chúng ta coi là đắt đỏ. Tuy nhiên nếu công nghệ phát triển và ý thức phân loại, thu gom và tái chế phế liệu được nâng cao chắc chắn đây sẽ là lĩnh vực “hot” trong tương lai. Vì thế, bạn đừng quên đồng hành cùng R One kiến tạo vòng đời cho rác nhé.
Phân loại rác tại nguồn liệu có dễ dàng tại Việt Nam?
3 Comments
Bạn biết gì về lợi ích khi ứng dụng công nghệ xử lý rác thải của R One? – Recycle One
3 years ago[…] nhiều nước phát triển trên thế giới đã khẳng định được câu “Phế liệu chính là tiền” (backlink) bởi nhiều doanh nhân đã làm giàu từ nền công nghiệp thu mua phế […]
Vòng đời của “em” túi nilon: Kích thước “small” nhưng tác hại “all” – Recycle One
2 years ago[…] Tái chế túi nilon thành túi đựng rác trong xe hơi, túi lót trong các thùng rác thay vì phải […]
Công nghệ xử lý rác thải tương lai: Máy phân loại rác tái chế R One – Recycle One
1 month ago[…] hiện nay vừa tăng thêm lợi nhuận là hoàn toàn có thể. Vì vậy, ta có thể nói, phế liệu chính là tiền. Hiện nay, việc tái chế rác thải tại Việt Nam vừa có cả truyền thống lẫn […]
Comments are closed.