In Tin mới
Công nghệ xử lý rác thải tại một số quốc gia trên thế giới mới lạ như thế nào?
Công nghệ xử lý rác thải đã và đang dần thay thế cho phương pháp chôn lấp. Vậy các quốc gia trên Thế giới đã sử dụng những công nghệ xử lý rác thải nào?
Chôn lấp rác thải không còn là lựa chọn ưu tiên
Chưa kể đến tác hại của việc chôn lấp rác thải nhựa vì thời gian phân hủy của chúng lên đến hàng nghìn năm thì các loại rác thải khác như rác thải hữu cơ, rác thải kim loại hay thủy tinh nếu được chôn lấp thì cũng mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người.
Đi kèm với sự phát triển, lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mỗi ngày là rất lớn. Một ví dụ dễ nhận thấy nhất đó chính là lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày đêm tại Thành phố Hồ Chí Minh là 9.000 tấn chất thải rắn. Lượng rác thải “khủng” nhưng công tác phân loại, thu gom và xử lý chưa đáp ứng kịp thời dẫn đến việc chôn lấp đã không hiệu quả, phát sinh thêm nhiều bất cập, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, chi phí cao…
Rác thải nhựa được xem là một vấn đề cấp bách hiện nay, tỷ lệ thành phần rác thải nhựa trong lượng rác thải sinh hoạt ngày một cao. Trong khi đó, thời gian phân hủy nhựa trong tự nhiên là lâu, chưa kể những ảnh hưởng của chúng đến môi trường và sức khỏe con người khi chúng bị tác động và bào mòn thành các mảnh nhựa, gọi là hạt vi nhựa. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần nhanh chóng đẩy mạnh các công nghệ xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.
Công nghệ xử lý rác hiện nay tại Việt Nam
Cho đến nay, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công tác xử lý rác thải. Tuy nhiên, việc phân loại rác thải tại nguồn tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả, nhiều khu vực và tình thành trên cả nước vẫn chưa thực hiện tốt vấn đề phân loại rác tại nguồn. Điều này gây khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển kéo theo đó là hoạt loạt những khó khăn cho việc xử lý và tái chế.
Bên cạnh đó, do còn nhiều hạn chế về mặt kinh phí, chưa có sự đầu tư cao về máy móc nên công nghệ tái chế, xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa tại Việt Nam còn nhiều yếu kém và lạc hậu. Có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo phương pháp đốt, chôn lấp nhưng chỉ có 10% tỷ lệ rác thải nhựa được tái chế. Trong khi đốt, chôn lấp có rất nhiều nhược điểm gây hại cho môi trường và con người.
Hiểu được những tác hại của rác thải nhựa, bên cạnh các chương trình, hoạt động hạn chế sử dụng các sản phẩm bằng nhựa thì hiện nay, trên Thế giới đã có rất nhiều quốc gia đã và đang áp dụng những công nghệ xử lý rác thải nhựa tiên tiến, mang lại hiệu quả cao góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.
Áo – Sử dụng công nghệ sinh học để tái chế nhựa
Giải pháp phổ biến để tái chế nhựa PET hiện giờ là đốt chảy hoặc nghiền nhỏ, chất lượng sau khi tái chế của loại nhựa này rất kém. Tuy nhiên, giải pháp công nghệ xử lý rác thải nhựa sử dụng enzim một loại nấm để tái chế nhựa PET được xem là một phát triển trong lĩnh vực tái chế ở quốc gia này. Dưới tác động của enzim, nhựa PET sẽ bị phân hủy thành phân tử và sau đó có thể dễ dàng chuyển đổi thành nhựa chất lượng cao. Cho đến này, cùng Bỉ và Đức, Áo hiện đang là 1 trong 3 quốc gia tái chế rác thải hiệu quả nhất trên Thế giới.
Nga – Áp dụng công nghệ biến rác thải thành xăng dầu
Ứng dụng công nghệ xử lý rác thải nhựa, Nga là quốc gia đã nghiên cứu cách tái chế nhựa thành nguyên liệu nền để thu được nguyên liệu xăng dầu. Người nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ nhiệt phân trong môi trường yếm khí để tiến hành tái chế rác thải nhựa. Ở một nhiệt độ cao nhất định, nhựa sẽ bị đốt nóng và các liên kết bị phá vỡ và chuyển sang dạng khí. Khí thải được tiếp tục ngưng tụ thành chất lỏng xăng dầu. Hơn thế nữa, quá trình này không thải ra môi trường những chất thải gây hại. Vì vậy được xem là công nghệ thân thiện với môi trường sống.
Nhật Bản – Công nghệ tái chế nhựa “biến rác thành tiền”
Tại Nhật Bản, bên cạnh những lợi ích về môi trường công nghệ tái chế nhựa ở công ty Pet Refine Technology (PRT) còn mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ ở trong nước mà còn lan rộng ra các thị trường khác, trong đó có Trung Quốc. Kế hoạch gom rác thải, vỏ nhựa và chế biến thành vật liệu tái sinh thông thông qua quy trình tái chế đó là tạo ra hạt nhựa trắng tái chế ra hạt nhựa mới. Theo các nhà phân tích, chi phí đầu tư nhà máy này chỉ là một phần nhỏ so với lợi nhuận mà công ty thu được. Vì vậy, đây được xem là dây chuyền công nghệ xử lý rác thải và tái chế rác hiện đại “biến rác thành tiền” mà công ty có được.
Kinh nghiệm nào cho chúng ta để nâng cao tỷ lệ rác thải nhựa được xử lý, tái chế phù hợp?
Tuy Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực tăng tỷ lệ rác thải nhựa được xử lý và tái chế nhưng kết quả mang lại chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh vấn đề công nghệ xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa còn lạc hậu, chưa có sự đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng thì việc phân loại và thu gom rác cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm đáng báo động hiện nay.
Trước tiên, không kể đến những công nghệ xử lý rác thải hiện đại mà một số quốc gia đã thực hiện thì chúng ta thấy rằng điểm chung trong thành công của công tác xử lý và tái chế rác thải nhựa này đến từ ý thức phân loại và đổ rác đúng nơi quy định. Nếu không có ý thức, mọi công nghệ điều vô ích. Vì vậy, việc phân loại rác thải ngày tại nguồn đồng thời có những biện pháp xử lý, thanh lý rác thải nhựa của mỗi chúng ta góp phần quan trọng làm tăng tỷ lệ rác tái chế, giảm tỷ lệ rác rò rỉ gây ô nhiễm môi trường.
Hiểu được thực trạng trên, Recycle One đã triển khai và cho ra đời các giải pháp mang tính tổng thế, giúp cho nâng cao hiệu quả quy trình tái chế rác thải nhựa, cụ thể là ứng dụng R-one và máy phân loại rác tái chế R One. Chỉ một vài bước đơn giản trên điện thoại chúng ta đã có thể xử lý rác thải nhựa ngay tại nhà, sẽ có người đến thu gom và vận chuyển đến các đơn vị tái chế. Bên cạnh đó, bằng cách tích điểm ngay tại các máy tái chế, chúng ta cũng đã có thể dễ dàng xử lý rác thải nhựa mà không phải đắn đó liệu chúng có được tái chế hay không.
Ở cả hai công cụ, ứng dụng R-One và máy thu gom rác tái chế, R One luôn đảm bảo rác thải sau khi được thu gom tại nhà hay tại các điểm thu gom sẽ được vận chuyển đến các nhà máy xử lý và tái chế.
Xem thêm: KHI THU MUA VE CHAI KHÔNG CÒN CỰC NHỌC?
Đồng hành cùng R-One tái tạo vòng đời mới cho rác nhé.
6 Comments
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI NHỰA HIỆN ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI (PHẦN 1) – Recycle One
3 years ago[…] làm được những điều to lớn trong việc xử lý rác thải. Nổi bật nhất trong công nghệ xử lý rác thải nhựa phải nhắc đến là công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET của Áo. Khi trên […]
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI TƯƠNG LAI: MÁY PHÂN LOẠI RÁC TÁI CHẾ R ONE – Recycle One
3 years ago[…] gia phát triển như Mỹ, Na Uy, Đức, Đài Loan… Đây chính là một trong những công nghệ xử lý rác thải tiềm năng không chỉ cho Việt Nam mà cả thế […]
SAU KHI SỬ DỤNG RÁC THẢI NHỰA SẼ ĐƯỢC TÁI CHẾ NHƯ THẾ NÀO? – Recycle One
3 years ago[…] đến nay, có rất nhiều công nghệ xử lý rác thải đã và đang được tiến hành tại nước ta. Cùng R One tìm hiểu quy trình tái […]
Túi vải thân thiện môi trường có thật sự tốt như lời đồn? – Recycle One
3 years ago[…] các loại túi phân huỷ sinh học có chứa nguyên liệu tự nhiên và ứng dụng các công nghệ xử lý rác thải 4.0 trong việc giảm thiểu rác thải. Thế tại sao nylon lại có thể “sống” […]
Số liệu thống kê lượng rác thải ở TPHCM mới và đúng nhất năm 2022 – Recycle One
2 years ago[…] CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI MỚI LẠ NHƯ TH… […]
Hưởng ứng Ngày Trái đất năm 2022: Bạn có thể làm gì ngay bây giờ? – Recycle One
2 years ago[…] đe những tổ chức, những cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Các công nghệ xử lý rác thải, những sáng kiến, phát minh được ra đời để có thể giải quyết tình trạng […]
Comments are closed.