In Tin mới
Công nghệ xử lý rác thải nhựa hiện đại trên thế giới (Phần 2)
Tiếp nối chủ đề công nghệ xử lý rác thải nhựa trên giới mà R One đã chia sẻ ở Phần 1. Hôm nay R One sẽ mang đến những quốc gia nổi bật không kém cạnh ở phần trước.
1. Bỉ – trên 80% rác thải được tái chế
Bỉ là một trong những quốc gia có tỷ lệ tái chế, tái sử dụng rác thải cao trên thế giới, luôn trên 80%. Trong tổng số 183.000 tấn chất thải thu được từ các hộ gia đình mỗi năm, 9 nhà máy tái chế của Bỉ xử lý khoảng 157.000 tấn nhựa, kim loại và tái chế khoảng 132.000 tấn (84%) bao bì nhựa. Tài nguyên của họ được vận dụng triệt để và dường như được tái sử dụng mãi mãi.
Bỉ sử dụng hai quy trình quản lý rác thải tại nguồn cực kỳ tiên tiến có tên gọi là: Ecolizer và Sự kiện xanh.
Ecolizer là hệ thống trên web để quản trị việc sản xuất, giúp các nhà sản xuất tính toán tác động của sản phẩm đối với môi trường ngay ở khâu thiết kế. Hệ thống tính toán quá trình sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng, năng lượng và xử lý chất thải, giúp các nhà sản có thể đánh giá tác động môi trường mà sản phẩm của họ sẽ gây ra.
Từ những đánh giá đó, sẽ tiến hành đề xuất các cải tiến trong quy trình và trong khâu thiết kế sản phẩm làm giảm tác động xấu đến môi trường nhất có thể.
Tương tự như Ecolizer, Sự kiện xanh cũng là hệ thống quản lý trên web, nhưng đây là web dành cho sự kiện. Hệ thống này giúp đánh giá lượng rác thải mà các nhà tổ chức sự kiện có thể gây ra trong sự kiện, đồng thời cũng đưa ra những cách thức để giảm thiểu rác thải trong sự kiện, thậm chí có cả danh sách những nơi cho thuê dao kéo tái sử dụng.
Tại Bỉ, họ làm mọi thứ để giảm thiểu rác thải từ những giai đoạn đầu tiên và công nghệ xử lý rác thải nhựa, quản lý rác thải tại đây cũng đáng để các quốc gia khác học hỏi .
2. Nhật Bản – chỉ có 1% rác thải ra môi trường
Theo báo cáo của Waste Atlas, người Nhật thải ra môi trường gần 350kg rác thải/người/năm, và quốc gia này tạo ra khoảng 45 triệu tấn rác, đứng thứ 8 trên thế giới. Do không có nhiều đất để chôn lấp rác, Nhật Bản đã tiến hành giải pháp đốt rác thải.
So với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là quốc gia đi đầu về tái chế rác thải, nhưng họ là quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác và xử lý hiệu quả. Điều này bắt nguồn từ ý thức, trách nhiệm phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định của người dân, phù hợp với công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi (CFB) của Nhật Bản.
Quốc gia này sử dụng đốt bằng tầng sôi – phương pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. Công nghệ này xử lý rác thải bằng cách vùi rác vào một lớp cát, sau đó sử dụng lượng khí trong quá trình nung lò, cùng một số hoá chất khác để tiêu huỷ rác. Rác phía bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục, và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian nhanh chóng.
Công nghệ này còn có một ưu điểm vượt trội là giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảm đi đáng kể, và lượng nhiệt sau khi đốt rác được sử dụng để sản xuất điện.
Được biết, 20,8% tổng lượng rác thải hằng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là các loại chai nhựa tổng hợp PET – đây là vật liệu được sử dụng phổ biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các máy bán hàng tự động và các cửa hàng tạp hoá trên khắp đất nước Nhật. Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất ra sản phẩm mới. Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa…công nghệ xử lý rác thải nhựa nơi này đã mang đến nguồn thu nhập mới từ việc tái chế nhựa thành sản phẩm mới.
3. Nga – công nghệ biến rác thải thành xăng dầu
Các nhà khoa học thuộc miền Trung tại Nga đã nghiên cứu ra cách tái chế nhựa, bằng cách ứng dụng công nghệ cao để đưa rác thải thành nguyên liệu nền để thu được nguyên liệu xăng, dầu và than bán cốc.
Người nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ nhiệt phân trong môi trường yếm khí để tiến hành tái chế rác thải nhựa. Khi các vật liệu tái chế được đốt nóng đến một nhiệt độ nhất định, các liên kết bị phá vỡ và chuyển sang dạng khí. Khí này được làm lạnh, ngưng tụ thành chất lỏng dầu, sau đó sẽ thu được xăng dầu. Phần chất rắn kết tinh lại trong quá trình nhiệt phân là than chất lượng cao – được gọi là than bán cốc.
Trong quá trình ngưng tụ, khí không xử lý hết sẽ được dẫn ra ngoài và quay vòng trở lại để làm nhiên liệu đốt cho nhà máy xử lý rác mà không cần dùng đến điện hay nguồn năng lượng khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết, ưu điểm của phương pháp này là không thải ra môi trường những chất gây hại. Do vậy, đây được xem là công nghệ xử lý rác thải nhựa thân thiện với môi trường.
Như vậy, qua những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực tái chế rác thải cũng như công nghệ xử lý rác thải nhựa mà Recycle One đã chia sẻ ở Phần 1 và Phần 2 của bài viết, chúng ta có thể nhận thấy rằng điểm chung lớn nhất của những quốc gia này là có ý thức phân loại, đổ rác đúng nơi quy định. Đây là một đặc điểm quan trọng trong quá trình xử lý rác thải.
So với các công nghệ của Châu Âu thì Việt Nam có vẻ còn khá xa để có thể theo kịp, khả thi nhất để theo đuổi hiện nay là công nghệ đốt rác thải của Nhật Bản. Việt Nam có thể học hỏi từ Nhật Bản để giảm thiểu lượng rác chôn lấp khi rác thải ngày càng tăng như hiện nay.
2 Comments
Cách sử dụng máy phân loại rác tái chế R One với 4 bước đơn giản – Recycle One
3 years ago[…] vi sinh và sản xuất năng lượng đang trở thành xu hướng. Việc áp dụng các công nghệ xử lý rác thải hợp lý sẽ là tiền đề giúp cho chúng ta giải quyết được các bài toán xử […]
Công nghệ xử lý rác thải nhựa hiện đại trên thế giới (Phần 1) – Recycle One
2 years ago[…] trên thế giới mà Recycle One muốn chia sẻ đến các bạn. Hãy cùng đón chờ Phần 2 của bài viết này […]
Comments are closed.