In Tin mới
Hướng dẫn phân loại rác cực chi tiết mới nhất năm 2020
Ở Việt Nam, vấn đề rác thải không còn xa lạ gì với người dân nơi đây. Các vấn đề ô nhiễm do xả thải ra môi trường đã và đang ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của người dân. Nhưng trên thực tế cho thấy. Vẫn còn rất nhiều người chưa thực sự biết được cách phân loại rác sao cho đúng. Cũng như phần lớn các hộ kinh doanh doanh buôn bán, chưa hoàn toàn ý thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn của nước ta ngày nay.
Vì thế, để có thể ủng hộ các nghị định và chinh sách của nhà nước, cũng như bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi những tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Hãy cùng R-One tìm hiểu chi tiết về việc phân loại rác ngay sau đây nhé.
Phân loại rác thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật hiện nay
Hiện nay, các quy định chung cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn được căn cứ dựa theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 đã có hiệu lực vào đầu năm 2022.
Theo đó, căn cứ Khoản 1, Điều 75 luật này, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế.
b) Chất thải thực phẩm.
c) Chất thải rắn sinh hoạt khác.
Lưu ý: Đối với những loại chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý theo Khoản 1, điều 79 luật bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14. Tuy vậy chủ sở hữu chất thải rắn cũng không thể cho hết rác vào phân loại này được. Vì nếu bị phát hiện phân loại không đúng, hoàn toàn có thể bị từ chối thu gom và thậm chí là phạt tiền.
Khoản tiền phạt sẽ căn cứ theo Khoản 4 điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, nhà chức trách phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng với cá nhân, hộ gia đình có hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Tuy nhiên, việc xử phạt có thể sẽ gặp nhiều bất cập và không phổ biến.
Riêng thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ ổn định mức thu phí thu gom và vận động phân loại rác tại nguồn với mức chi phí thu gom dao động từ 11.000 – 22.000 đồng/hộ/tháng. Bên cạnh đó, theo như Điều 5 Quyết định 09/2021/QĐ-UBND (chỉnh sửa, bổ sung cho Quyết định 12/2019/QĐ-UBND) của UBND TP.HCM, rác thải sinh hoạt được phân thành 2 nhóm chính:
a) Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế.
b) Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải).
Hướng dẫn phân loại rác thải cụ thể hơn theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 dành riêng cho các bạn ở TP.HCM
Theo quy định của thành phố về việc phân loại 2 nhóm rác thải được thực hiện như sau:
- Đối với nhóm rác thải tái chế, tái sử dụng được (giấy, vỏ lon, đồ nhựa,…) nhằm mục đích tăng hiệu quả xử lý rác thải thì các hộ dân nên phân thùng rác nhà mình thành 2 ngăn cho đồ nhựa và lon kim loại.
- Đối với nhóm rác thải còn lại thì rác thải vô cơ có thể được bỏ chung với rác thải hữu cơ. Những loại này thường sẽ được đem đi đốt hoặc chôn lấp. Đối với rác hữu cơ nếu được phân loại riêng hoặc chiếm khối lượng lớn trong thể tích rác thải, có thể được đem đi ủ phân compost.
Các thành phần trong phân loại rác thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
1. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế
Loại chất thải này bao gồm các thành phần như: Nhựa, giấy, kim loại, túi nylon sạch, thủy tinh,… Các loại rác thường được ta đem đi “chốt giá” với người mua ve chai này chính là thành phần nguyên liệu thiết yếu cho công cuộc phát triển bền vững của xã hội bởi nếu bạn hoàn thành tốt việc tái chế rác thải sẽ góp phần giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Những sản phẩm tái chế từ nguồn phế liệu đã có đóng góp rất lớn trong việc giảm phát thải trong sản xuất và sinh hoạt của con người.
2. Chất thải thực phẩm:
Chất thải thực phẩm (hay còn gọi là thức ăn thừa) là nguyên nhân tạo ra chất thải thực phẩm có rất nhiều và xảy ra ở các khâu sản xuất, chế biến, bán lẻ và tiêu dùng.
Loại chất thải này thường được dùng cho rất nhiều thứ. Ngoài việc có thể dùng làm thức ăn cho gia súc và làm phân bón cho cây trồng. Chúng còn có thể được tái tạo lại cho nhiều mục đích khác nhau. VD: Ống hút làm từ tre, vỏ đậu phộng,…
3. Chất thải rắn sinh hoạt khác:
Đây là những gì còn lại của mà con người không thể sử dụng, tái chế. Và đành phải coi nó là một thứ rác đúng nghĩa, vì không còn giá trị gì với con người. Những loại rác này thường sẽ được đem đi chôn lấp, hoặc tiêu hủy vì con người không thể chia sẻ không gian tồn tại với chúng.
Gồm 2 loại chính:
- Rác thải không thể tái chế:
+ Bao gồm những loại vật liệu khó hoặc không thể tái chế: Gốm sứ, các loại giấy dùng một lần, phần lớn các loại quần áo,…
+ Một số loại rác do lớn quá khổ như: Cành cây, giường nệm, xà bần và những thứ to hơn.
- Rác thải nguy hại:
+ Bao gồm những loại chất thải nguy hiểm được kể đến như: chất ăn mòn (AW), chất thải dễ nổ (N), chất thải dễ bắt lửa, dễ cháy, chất thải dễ bị oxy hóa (OH), chất thải dễ lây nhiễm, chất thải chứa độc tố.
Tuy vậy, chất thải nguy hại được con người quan tâm hơn hết, vì nó có thể tác động trực tiếp đến con người, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng không thể lường trước được.
Hiện trạng phân loại rác tại nguồn ở Việt Nam
Từ 1-1-2022 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã chính thức có hiệu lực. Trên tinh thần hưởng ứng, truyền thông đã liên tục lan truyền tin tức về sự kiện này cho người dân cũng như hỏi ý kiến của họ về luật định trên. Với sự phản ứng nhiệt tình của người dân mà chủ yếu là phản đối. Qua kết quả khảo sát cho thấy, việc thực thi kế hoạch do nhà nước đề ra còn nhiều bất cập khi không có sự đồng bộ cũng như thiếu hụt cơ sở hạ tầng, đã dẫn đến việc thi hành luật định vẫn chưa có nhiều tiến triển cho đến ngày nay. Nhưng vì phong trào này đã được hoạch định chiến lược từ lâu và vẫn còn nhiều thứ để chuẩn bị nên luật định này vẫn hoàn toàn có thể khả thi nếu có tầm nhìn đủ xa.
Ngoài những mục tiêu chính, Nhà nước đang dần dần tiến từng bước một trong việc khuyến khích, nâng cao ý thức người dân về phân loại rác qua một số hoạt động tiêu biểu sau:
– Căn cứ như những gì được nêu trong điều 2 thông tư 212/2015/TT-BTC thuế thu nhập doanh nghiệp hoạt động bảo vệ môi trường cho thấy. Nhà nước đang hổ trợ chi phí quảng bá sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Phim, chương trình truyền hình, phóng sự khoa học về bảo vệ môi trường cũng trở nên phổ biến hơn. Các dụng cụ được cấp miễn phí cho người dân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: thùng đựng, túi đựng rác; thùng đựng, túi đựng sản phẩm thải bỏ; ủng, bao tay và dụng cụ chuyên dùng khác để phân loại rác thải sinh hoạt, sản phẩm thải bỏ tại nguồn (chi phí sẽ được trừ vào thuế thu nhập của doanh nghệp theo quy định của nhà nước).
– Tài trợ các tổ chức giáo dục, đầu tư công nghệ máy móc.
– Hơn hết, những dự án nghiên cứu và phát triển, những đề tài liên quan tới môi trường luôn được tài trợ và khuyến khích đã giúp cho ra đời những sản phẩm vô cùng thân thiện với môi trường cũng như những công cụ tạo tiền đề cho một Việt Nam trong sạch và đáng sống hơn. App R One là một công cụ nằm trong số những dự án được hỗ trợ trên và sẽ trở nên vô cùng đắc lực cho sự phát triển của xã hội sau này.
Vậy hãy cùng chung tay với R One thực hiện tốt sứ mệnh này. Thực hành phân loại rác tại nguồn và đồng hành với sự phát triển của một xã hội tốt đẹp hơn.
5 Comments
Phân loại rác tại nguồn liệu có dễ dàng tại Việt Nam? – Recycle One
2 years ago[…] nay, tại Việt Nam phân loại rác theo quy định của pháp luật dựa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 đã có hiệu lực vào […]
Cách sử dụng máy phân loại rác tái chế R One với 4 bước đơn giản – Recycle One
2 years ago[…] trở thành phong trào từ rất lâu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chúng ta vẫn còn phải phân loại rác tái chế bằng các phương pháp truyền thống nên hệ thống tái chế rác tại […]
Thử thách 6 ngày 6 đêm sống xanh cùng R One – Recycle One
2 years ago[…] bạn có biết việc phân loại rác là vô cùng quan trọng không? Nếu chúng ta tiến hành phân loại rác hợp lý sẽ […]
Hưởng ứng Ngày Trái đất năm 2022: Bạn có thể làm gì ngay bây giờ? – Recycle One
2 years ago[…] Hướng dẫn phân loại rác cực chi tiết mới nhất năm 2020 […]
Nhập khẩu rác tại Việt Nam: Tốt hay xấu và vẫn còn tồn tại chứ? – Recycle One
2 years ago[…] nước nghèo hơn, những nơi có những người lao động lương thấp làm công việc phân loại rác. Thông thường, ở hầu hết các nước đã phát triển, các dịch vụ thu gom và […]
Comments are closed.