In Tin mới
Rác thải y tế có lợi hay có hại bạn đã biết chưa?
Ngày nay, hầu như mọi ngành nghề đều sử dụng nhựa. Với tính tiện lợi và khả dụng, việc sử dụng nhựa gần như đã cải cách mọi mặt trong đời sống. Nhưng song song với đó cũng đem lại lượng rác thải khổng lồ đến từ các loại sản phẩm như bao bì nilon, ly cốc. Gần đây còn có thêm sự gia tăng của lượng rác thải y tế.
Tại sao rác thải y tế lại gia tăng như thế? Hãy cùng R One tìm hiểu xem nguyên nhân là do đâu nhé.
Những lợi ích quan trọng của nhựa cho nền y học hiện nay
1. Giảm nhiểm khuẩn
Nhựa là một loại vật liệu bền và rất dễ tạo hình, sản xuất. Chính vì những ưu điểm trên, nhựa được áp dụng vào sản xuất các loại dụng cụ y tế thông dụng như găng tay, đồ bảo hộ, ống tiêm, túi máu, các loại ống dẫn. Nếu có thể thì nên lắp luôn mấy lớp nhựa lên sàn với tường cho an toàn.
Những loại vật liệu này thường được làm bằng nhựa nguyên sinh PVC – Polyvinyl Clorua. Được sử dụng cùng với những phụ gia khác nhau để điều chỉnh các đặc tính đặc biệt của nhựa như tính kháng khuẩn, chống tĩnh điện, màu sắc, độ mềm dẻo, độ cứng và độ bóng. Loại nhựa này khá dễ gia công và còn cả yếu tố rẻ tiền nữa.
Hiện nay, các loại nhựa trong y tế đã được cải tiến rất nhiều về khả năng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn bám trên bề mặt cực kì cao. Khả năng nhiểm khuẩn trong y tế đã được giảm thiểu đáng kể. Tình trạng bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc với thiết bị y tế rất hiếm khi xảy đến ở hầu hết các bệnh viện trên thế giới.
2. Công cụ để chứa và lưu trữ
Polypropylene (PP) y tế có độ trong suốt cao, tính chất ngăn cản tốt và khả năng chống được bức xạ. Vì thế, loại nhựa này được sử dụng rộng rãi trong y việc đóng gói và bảo quản các thiết bị y tế.
Ví dụ dễ thấy nhất của loại nhựa này là nó được sử dụng trong việc đựng thuốc và các thiết bị y tế như vỉ thuốc, hộp thuốc, hộp y tế,… Tạo các lớp bảo vệ giúp bảo đảm các công cụ, thiết bị y tế khi vận chuyển không bị hư hại.
3. Khoa chỉnh hình
UHMWPE (Ultra-high-molecular-weight polyethylene) là một loại nhựa được tạo thành bởi các polyethylene siêu dài và cùng hướng về một phía. Nếu bạn đã biết về HDPE, loại nhựa làm ra đường ống, dây điện với các đặc tính nổi trội về sự bền bỉ, cách nhiệt, cách ẩm,… Thì nhựa UHMWPE là phiên bản cải tiến hơn của nó. Sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn, UHMWPE có độ bền va đập cao, ma sát thấp, chống rạn nứt do áp suất, hấp thụ năng lượng tốt, chống ăn mòn và chống nhiều thứ khác nữa. Đây là vật liệu lý tưởng cho các đầu nối hông, đầu gối và vai nhân tạo của khoa chỉnh hình
Bên cạnh đó, nhựa PE (polyethylene) mang tính chất thì dẻo hơn nhiều so với UHMWPE. Giúp cho các bác sĩ được thực hành cọ sát với các bộ phận mô phỏng cơ thể (nội tạng). Việc nhựa PE có thể tạo thành các hình thù phức tạp với chi phí thấp, đã cho phép các phương pháp điều trị nội khoa phức tạp như nới rộng mạch máu, nối các ống dẫn nhân tạo trong cơ thể và tạo các cơ quan sinh học cho bệnh nhân.
Tình hình sử dụng nhựa trong y tế ngày nay
Các bệnh viện ngày nay tràn ngập nhựa, các loại nhựa sử dụng một lần được đem vào áp dụng trong vô số công việc để phục vụ cho nhu cầu của bệnh nhân và bác sĩ. Đối với thiết bị y tế sử dụng một lần, các bác sĩ thích chọn nhựa hơn vật liệu kim loại bởi vì các đặc tính như nhẹ, rẻ, dễ thao tác,… Hơn nữa, các loại nhựa kháng khuẩn đang ngày càng được phát triển nhiều và cải tiến hơn. Có thể nói, nhựa là một một thành phần không thể thiếu trong ngành y tế ngày nay. Các bác sĩ cũng vì muốn tận dụng những lợi ích của nhựa mà trang bị từ đầu tới đuôi, bọc lấy mọi thứ của mình bằng nhựa cho an toàn.
Nhưng đáng tiếc thay, việc nhựa dần cải cách ngành y tế cũng đang đem lại một lượng rác thải y tế vô cùng lớn. Theo ước tính có tới 25% rác thải nhựa trong toàn bộ rác thải y tế hiện nay. Tuy đây có thể là một việc làm tốt của các bác sĩ khi nhựa đang giúp cứu lấy biết bao nhiêu mạng sống, nhưng theo dự đoán về lâu dài thì với mức độ sử dụng nhựa quá mức của nền y tế hiện nay, các bác sĩ có thể sẽ vô tình đem lại những nguy hại hiểm hóc cho bệnh nhân của mình.
Tuy thế, chúng ta có thể sử dụng bền vững lượng nhựa y tế ngày nay bằng một vài nỗ lực nhỏ từ cộng đồng như:
a) Thay thể nhựa dùng một lần thành sản phẩm có thể tái sử dụng, tái chế. Ví dụ như thay thế các bao nhựa, màng nhựa dùng một lần để chứa các dụng cụ mổ thành các hộp đựng có thể sử dụng lại nhiều lần.
b) Tiến thành phân loại rác tại các bệnh viện. Việc phân loại rác sẽ giúp tăng khả năng tái chế của rác thải y tế và giảm thiểu ô nhiễm không khí từ việc đốt rác. Ví dụ những tổ chức như The Healthcare Plastics Recycling Council (HPRC) đã được lập ra để xây dựng mạng lưới giúp liên kết các bệnh viện phân loại rác thải y tế và các cơ sở tái chế lại với nhau.
Các thành tựa của nhựa trong y tế ngày nay
1) Công nghệ duy trì sự sống
Trái tim nhựa: Một trái tim nhân tạo hoàn toàn được làm bằng nhựa có thể kéo dài sự sống của những bệnh nhân suy tim trong khi họ đang chờ được cấy ghép. Trái tim nhựa thay thế cả tâm thất và bốn van tim, hoàn toàn có giúp những người không có trái tim kéo dài thêm thời gian sống của mình
Bọt nhựa: Một cách sử dụng mới của nhựa polyurethane dạng bọt có thể giúp ổn định bệnh nhân chịu chấn thương nghiêm trọng tới các cơ quan nội tạng. Quân đội Hoa Kỳ đã tài trợ cho việc phát triển ResQFoam, một loại nhựa xốp có khả năng tự giãn nở được tiêm vào bụng để giúp ngăn xuất huyết bên trong. Bọt nở ra bên trong khoang cơ thể, tạo áp lực lên vết thương và tạo thành một lớp xung quanh mô bị thương, làm chậm quá trình mất máu để cải thiện cơ hội sống sót.
2) Công nghệ mô phỏng sự sống
Các bộ phận cơ thể được in 3D: Chúng ta có thể in đồ chơi, công cụ, ô tô, v.v. Mặc dù các bộ phận cơ thể người được in 3-D chưa hoàn toàn phổ biến, nhưng chúng ở gần hơn bạn tưởng đấy. Các nhà nghiên cứu đang phát triển cách in ra các bộ phận cơ thể khác nhau như thận, da, xương, sụn, mô, mạch máu và các cơ quan nội tạng khác được làm từ nhựa để giúp giữ nguyên tình dạng cấu trúc của cơ thể bênh nhân. Hiện nay, các mô hình bộ phận cơ thể bằng nhựa in 3-D đang được sử dụng để nghiên cứu và thực hành cho các ca phẫu thuật phức tạp và khó khăn.
Chất dẻo tự chữa lành: Các nhà nghiên cứu đang phát triển vật liệu mới bằng chất dẻo có thể tự phục hồi. Cụ thể hơn, họ đang sử dụng chúng để phát triển da và cơ nhân tạo. Da nhựa mô phỏng tính linh hoạt và nhạy cảm của da người và có thể tạo ra các bộ phận giả mới, trong khi cơ nhựa có thể được sử dụng để giúp di chuyển các chi giả, để thay thế các chi bị mất hoặc thậm chí chế tạo một con robot tân tiến. Các bộ phận nhân tạo này đều có khả năng tự chữa lành, giống như mô người.
3) Các công nghệ khác
Tiêm nhựa không gây đau đớn: Mũi kim tiêm luôn gây ra đau đớn cho người được tiêm, nhưng ngày nay các cách truyền thuốc dễ dàng hơn đang được phát triển. Một trong số đó là miếng dán nhỏ được làm từ nhiều “microneedles” bằng nhựa có thể hòa tan khi được đưa vào da, thuốc tiêm sẽ được giải phóng ngay sau đó. Một loại khác là MucoJet, trông nó giống một bóng đèn bằng nhựa nhỏ. Bóng đèn này sẽ được áp vào bên trong má và ép chặt, giải phóng thuốc qua lớp niêm mạc miệng và vào đi cơ thể.
Nhựa kháng vi khuẩn: Hàng triệu người đã không may mắc mắc phải nhiễm trùng do tiếp xúc với các thiết bị ý tế (ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn từ 3,5% đến 10% số người nhập viện). Điều này thường xảy ra do các thiết bị y tế không được làm sạch và bảo quản đúng cách, dẫn tới bề mặt thiết bị chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hại. Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu một lớp phủ polyme chống dính để ức chế sự hình thành vi khuẩn.
Đó là tất cả những cải tiến về nhựa mà R One cung cấp đến độc giả. Trong đó, Recycle One muốn cùng bạn chung tay góp sức giúp cải thiện các mặt xấu của nhựa ngày nay. Hãy cùng R One phát một xã hội bền vững nhé.