In Tin mới
Có thể bạn chưa biết về câu chuyện vòng đời của nhựa?
Nhựa là một vật liệu nhân tạo mà trong cuộc sống hiện nay bất cứ ai cũng biết và sử dụng chúng. Trong sinh hoạt hàng ngày hay công việc, các dự án, công trình đều cần đến nhựa. Nhựa luôn xuất hiện và có mặt xung quanh chúng ta.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, đối mặt với lượng rác thải nhựa ngày một tăng cao, công tác xử lý không kịp thời đáp ứng dẫn đến tình trạng ô nhiễm nhựa rộng khắp. Ô nhiễm nhựa cho đến nay được xem là một trong những vấn đề đáng lo ngại của nhiều quốc gia trên Thế giới. Hơn thế nữa, ô nhiễm nhựa còn là một vấn đề xuyên biên giới, gây ra các tác động mang tính chất toàn cầu.
Dù vậy, bởi vì sự tiện lợi, giá thành rẻ nên các sản phẩm được làm từ nhựa trở nên rất phổ biến. Nhu cầu sử dụng nhựa tăng cao qua các năm, đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần. Điều này đã làm hàng triệu tấn rác thải nhựa thải ra trên Thế giới mỗi năm. Để có những biện pháp hạn chế sử dụng, tái chế và xử lý rác thải nhựa hợp lý, những thông tin về vòng đời của nhựa là rất cần thiết. Vậy vòng đời của nhựa sẽ diễn ra như thế nào?.
Khai thác, để chế biến các hạt nhựa, đầu tiên chính là việc tiến hành khai thác các nguyên liệu thô (chủ yếu là dầu thô, khí đốt tự nhiên hoặc cũng có thể là than đá). Nếu không có những biện pháp khai thác phù hợp, bên cạnh vấn đề tài nguyên cạn kiệt quá trình khai thác các nguyên liệu này ảnh hưởng tương đối lớn đến môi trường cụ thể như ô nhiễm không khí do bụi, ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt và sự suy giảm của môi trường đất nếu tần suất khai thác diễn ra liên tục.
Chế biến, sau khi khai thác các nguyên liệu thô này sẽ được chuyển hóa thông qua các tác dụng nhiệt, áp suất và kèm theo là các chất xúc tác sẽ hình thành những nguyên liệu nhựa. Các hỗn hợp khác nhau trải qua những công đoạn khác nhau sẽ tạo ra các vật thể bằng nhựa có kích thước, hình dạng, màu sắc đa dạng với các đặc tính chính xác theo các điều kiện định trước. Ví dụ, hạt nhựa nguyên sinh PP (polypropylene); hạt nhựa nguyên sinh PA (polyamide); hạt nhựa nguyên sinh PET (polyethylene terephthalate). Quá trình chế biến này nếu không có những biện pháp xử lý chất thải, khí thải phù hợp cũng gây ra những tác động đối với môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước khi
Sản xuất, Các nguyên liệu nhựa này sau đó sẽ được chuyển tới những nhà máy sản xuất. Tùy theo từng mục tiêu cho ra sản phẩm cuối cùng, các nguyên liệu nhựa này sẽ được vận chuyển đến những nhà máy khác nhau, với những công nghệ xử lý khác nhau. Tại đây, những máy móc chuyên dụng sản xuất chất dẻo, kết hợp các chất phụ gia và chất độn sẽ cho ra những sản phẩm nhựa sử dụng tiêu dùng và các ngành công nghiệp khác như Ví dụ, hạt nhựa nguyên sinh PP (polypropylene) dùng để sản xuất các sản phẩm thông thường như đồ chơi, hộp đựng thực phẩm, các vật dụng chất lượng cao; hạt nhựa nguyên sinh PA (polyamide) dùng trong các ngành sản xuất ô tô, công nghiệp điện tử hay dùng làm túi nilon; hạt nhựa nguyên sinh PET (polyethylene terephthalate) dùng làm chai lọ nước uống, bao mình thực phẩm, mỹ phẩm,…Quá trình chế biến này nếu không có những biện pháp xử lý chất thải, khí thải phù hợp cũng gây ra những tác động đối với môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước khi. Tương tự quy trình chế biến, nếu không có những biện pháp xử lý các chất thải trong quá trình sản xuất phù hợp sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường.
Phân phối và tiêu thụ, sau khi sản xuất các sản phẩm này sẽ được phân phối tại các công ty, hệ thống bán lẻ, các ngành công nghiệp khác nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Sau khi sử dụng, các sản phẩm nhựa trở thành rác thải nhựa, đây cũng chính là giai đoạn làm rò rỉ sản phẩm nhựa ra ngoài ngoài môi trường. Ở giai đoạn này, chúng sẽ được chia ra làm hai hướng được tái chế và không tái chế.
Thu hồi, tái chế và tái sử dụng, sau khi sử dụng một số rác thải nhựa sẽ được tiến hành phân loại, thu gom và tái chế. Thông thường, các loại nhựa được đem đi và chế tạo thành các sản phẩm có cấp độ chất lượng thấp hơn. Ví dụ, chai nhựa qua quy trình tái chế bao gồm: thu gom, mang đến vựa, phân loại lần hai, cắt nhỏ và làm sạch, phơi khô, chế biến thành hạt nhựa và sản xuất thành túi đựng rác. Hay các loại nhựa ban đầu sử dụng để chưa cấp các thực phẩm được làm bằng nhựa có chất lượng cao nhằm đảm bảo sức khỏe của con người, sau khi tái chế, thêm các thành phần phụ gia có thể tạo ra các sản phẩm thùng hay bàn, ghế nhựa.
Không tái chế, bất chấp những nỗ lực nhằm tái chế nhựa đạt hiệu quả, cho đến nay tỷ lệ rác thải nhựa được tái chế trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng là rất thấp. Các ước tính cho thấy chỉ có 9% lượng rác thải nhựa được tái chế và sử dụng lại phục vụ nhu cầu con người, trong khi đó có đến 12% lượng rác thải nhựa được đốt để xử lý và số còn lại, tức 79% số lượng còn lại thải trực tiếp ra môi trường. Dù đốt hay thải nhựa ra môi trường thì chúng đều mang lại tác động xấu ảnh, thậm chí là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Hơn thế nữa, phương pháp chôn rác thải nhựa cũng không thật sự hiệu quả khi cần đến 100 năm thậm chí là 1000 năm để chúng có thể phân rã. Trong khi đó tốc độ sản xuất lớn hơn rất nhiều với tốc độ phân hủy, nếu điều này ẫn cứ tiếp tục tiếp diễn thì có thể dẫn đến một hệ quả đáng buồn, đến một ngày nào đó sẽ không còn nơi để chôn lấp nhựa.
Vì vậy, tất cả chúng ta có nhiệm vụ đảm bảo rằng chúng ta phải giảm lượng nhựa sử dụng để hạn chế việc sản xuất nhựa ngay tại giai đoạn đầu tiên cũng như giảm đi khối lượng rác thải nhựa tác động đến môi trường. Chỉ đơn giản là giảm hoặc tối đa khả năng tái sử dụng nhựa cũng đã mang lại ý nghĩa rất lớn. Bây giờ đã đến lúc tất cả phải nỗ lực thay đổi ý thức, thói quen vì bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta. Trách nhiệm của chúng ta là hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, tái sử dụng nhựa hoặc sử dụng các sản phẩm nhựa đã được tái chế nếu có thể
Hiểu được thực trạng nói trên, cùng với sứ mệnh tái chế rác thải nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. R-One kết hợp cùng các đơn vị liên quan đã, đang và sẽ hoàn thiện quy trình thu gom và tái chế, mang đến một giải pháp toàn diện cho cả người tiêu dùng, người thu mua, các vựa ve chai và đơn vị tái chế.
Để thực hiện mục tiêu này, cho đến nay ở những giai đoạn bắt đầu, thông qua việc ứng dụng công nghệ số, R-One đã cho ra đời và đang phát triển “Ứng dụng R-One” nhằm giải quyết vấn đề thu mua, tiết kiệm thời gian cho người mua và người bán.
Hãy đồng hành cng R-One, tái chế rác thải nhựa và tái tạo vòng đời mới cho rác nhé.
Tải app và tái chế cùng R-One tại:
App Store: https://apps.apple.com/us/app/r-one/id1581725267
Google Play: https://play.google.com/store/apps/details…
1 Comment
Có thể bạn chưa biết? – Vòng đời của các sản phẩm điện tử – Recycle One
3 years ago[…] tự vòng đời của các sản phẩm đã được nêu ở những bài viết trước (Vòng đời của nhựa, vòng đời của giấy, vòng đời của kim loại), mỗi sản phẩm sẽ được tái […]
Comments are closed.