In Tin mới
Hàng loạt rác hữu cơ biểu tình vì bị gọi là rác
Ước tính có tới 1,3 tấn thực phẩm thừa đang gây thiệt gần 100 tỷ USD hàng năm trên toàn thế giới. Trong đó, Việt Nam có 8,8 triệu tấn rác hữu cơ (chủ yếu là thực phẩm bị thải bỏ) bị lãng phí, tương đương 3,9 tỉ USD, chiếm khoảng 2% GDP của Việt Nam và tình trạng trên vẫn đang có xu hướng tăng lên
Hiện nay, trong tình hình môi trường đang ngay càng có nhiều biến động và các nguồn tài nguyên trên Trái Đất đang dần chở nên khan hiếm. Ta phải ý thức hơn bao giờ hết và bắt đầu cải thiện gian bếp mình với những bữa ăn vừa đủ với khẩu phần ăn cũng như tận dụng toàn bộ lượng thực phẩm dư thừa. Qua bài viết này R One sẽ chia sẻ cho các bạn về tình trạng rác hữu cơ hiện nay và những cách mà ta có thể hạn chế nó.
Tình hình rác thải thực phẩm hiện nay
Rác hữu cơ là những thành phần có nguồn gốc từ sinh vật sống. Trong đó, rác thải thực phẩm là những thành phần hữu cơ mà con người không còn nhu cầu tiêu thụ nữa hoặc không thể được tiêu thụ được bởi con người.
Đây không phải là quan tâm tới sức khỏe của chúng ta khi tiêu thụ một loại thực phẩm nào đó. Mà là quan tâm tới cách ta sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên của trái đất. Từ xưa đến nay, ông bà luôn khuyên nhủ rằng ăn mà bỏ mứa là có tội. Cũng vì ngày xưa đất nước còn khó khăn nên các thế hệ trước rất biết quý trọng đồ ăn.
Nhưng hiện nay, con người đang tiêu thụ chưa tới 50% lượng thực phẩm mà ngành công nghiệp thực phẩm sản xuất ra. Thức ăn bị thải bỏ với một khôi lượng khổng lồ từ các nhà hàng và siêu thị. Hơn nữa, người dân Việt Nam hay có thói quen để dành đồ ăn cho người không có mặt và cùng với phong cách nấu ăn cho cả làng đã tạo nên một lượng lớn “cơm thừa canh lặn” trong thùng rác.
Ngoài ra, theo khảo sát từ chuỗi cung ứng hạ tầng logistic, các vấn đề sau thu hoạch là nguyên nhân làm thực phẩm giảm chất lượng. Năm 2020, theo một khảo sát của Bộ NN&PTNT, tỉ lệ thất thoát thực phẩm, nông sản trước chế biến trung bình của trái cây Việt Nam là 10%, rau củ là 20 – 50%, thủy hải sản từ 30 – 35%. Tổn thất lương thực vào khoảng 10 – 15%.
Nếu như lượng thực phẩm thừa này có thể được tận dụng. Thế giới sẽ không còn nạn đói và các nguồn tài nguyên trên thế giới sẽ được bảo tồn. Ngoài ra, việc sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm sẽ đóng góp rất lớn trong công cuộc giảm thải khí nhà kính và đấu tranh chống ô nhiễm môi trường .
Ta có thể làm gì với đồ ăn thừa?
Composting
Ủ phân là phương pháp hiệu quả và đơn giản để xử lý tất cả các loại rác hữu cơ . Rác thải sẽ được đem ủ để phân hủy thành đất trồng cho cây sau đó.
Để ủ phân hiệu quả hơn. Bạn nên cho rác thải thực phẩm vào hộp hay bao đựng (lưu ý rau củ không được ủ chung với thịt). Sau đó cho thêm một số phụ gia như lá khô, đất và các loại rác hữu cơ khác. Cuối cùng là giữ cho đất ẩm và đẩm bảo đất được trộn thường xuyên nhé.
Chế biến món mới
Đối với các bạn ở thành thị không thể xử dụng rác thải thực phẩm cho ủ phân hoặc cho gia súc ăn, bạn có thể tham khảo một vài phương pháp nấu món mới từ thức ăn thừa dành cho mọi gian bếp trên mạng. Hoặc chỉ đơn giản bảo quản lại thức ăn thừa trong tủ lạnh để nấu lại sau.
Chia sẻ thức ăn
Trên thế giới có rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận được thành lập nhằm mục đích phân phát thức ăn thừa từ các hộ dân và các lễ hội sự kiện cho những người nghèo đói ở địa phương. Ở VN cũng không thiếu những tổ chức từ thiện thu gom thức ăn thừa và đem đi phân phát.
Lượng rác hữu cơ không những gây lãng phí tài nguyên mà còn sản sinh ra rất nhiều khí nhà kính (lên tới 7% lượng khí thải toàn cầu). Hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu đang đe dọa rất nhiều tới nguồn cung lương thực của thế giới, nếu chúng ta không thể giải quyết vấn đề về rác hữu cơ nhiều quá mức như hiện nay thì có thể ta sẽ phải hối hận trước giá lương thực leo thang hoặc ít nhất thì sẽ cảm thấy có lỗi với 14% hộ dân nghèo VN và các cộng đồng khó khăn khác trên thế giới.
Tiện đây thì R One xin được giới thiệu về mình và các giải pháp công nghệ tái chế rác thải. Hãy tải app R One để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
4 Comments
5 cách sống xanh hiện đại – Gen Z tuyên chiến với rác thải nhựa – Recycle One
3 years ago[…] việc như hạn chế việc sử dụng nhựa hay sử dụng thực phẩm được trồng hữu cơ. Không nghi ngờ gì rằng nếu chúng ta làm cho hành tinh thân thiện với môi […]
Một túi ve chai sạch bạn trao đi, niềm vui của những mảnh đời – Recycle One
2 years ago[…] vị trí của Thực phẩm thừa thì không ngừng bốc mùi và bắt đầu xuất hiện những sinh vật gây bệnh. Ai ai […]
Bạn thử đoán xem bên trong một túi rác có chứa những gì? – Recycle One
4 weeks ago[…] thải thực phẩm hay con người chúng ta thường gọi là rác hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ những thực phẩm hằng ngày mà con người không còn […]
Có thể bạn chưa biết? – Câu chuyện vòng đời của rác thực phẩm – Recycle One
4 weeks ago[…] hoặc bảo quản không phù hợp, thực phẩm sẽ trở thành rác thải thực phẩm (rác thải hữu cơ). Nếu không có những biện pháp thu gom và xử lý phù hợp, có thể sẽ làm rò […]
Comments are closed.