Vòng đời của “em” túi nilon: Kích thước “small” nhưng tác hại “all”

Vòng đời của “em” túi nilon: Kích thước “small” nhưng tác hại “all”

Một chiếc túi nilon từ nhà máy sản xuất đến tay người tiêu dùng và cuối cùng thường kết thúc vòng đời của nó rất nhanh một cách bừa bãi ngoài môi trường. Vậy chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng vòng đời của một chiếc túi nilon dài trong bao lâu khi để cho con người sử dụng và những tác hại mà chúng ta có thể gặp khi không xử lý chúng hợp lý? Các bạn hãy cùng R One tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Khủng hoảng rác thải nhựa đến từ túi nilon?

Bao bì nhựa (hay túi nilon) đã trở thành nỗi ám ảnh với hầu hết các quốc gia trên thế giới, bởi bên cạnh tính tiện lợi thì tác hại về môi trường nếu sử dụng không có kiểm soát là vô cùng lớn. Đa số các túi nilon trên thị trường, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển hay có nền kinh tế lạc hậu thì đều không có khả năng phân huỷ nhanh, thường tồn tại rất lâu trong đất, nước.

Sự xuất hiện của túi nilon trong cách mạng công nghiệp đến nay cũng để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc về mặt môi trường, đa dạng sinh học. Theo thống kê của các tổ chức trên thế giới thì việc gia tăng dân mức độ phổ biến và sử dụng túi nilon đã góp phần đẩy khủng hoảng rác thải nhựa tăng cao. Đến năm 2025, cứ 3 tấn cá trong lòng đại dương sẽ có một tấn rác nhựa, nilon. Tới năm 2050, lượng rác thải loại này sẽ vượt trên cả lượng cá trên các đại dương.

Tại Việt Nam cũng có đến 1,8 triệu tấn nhựa được tạo ra mỗi năm, tập trung ở các thành phố lớn với trung bình mỗi ngày TP HCM và Hà Nội thải ra 80 tấn nhựa và túi ni-lông. Tiêu thụ nhựa tăng trưởng 10%/năm, đứng hàng cao nhất trên thế giới và xếp thứ 3 tại khu vực ASEAN. Không chỉ thế, Việt Nam cũng đứng thứ 4 thế giới về việc rác nhựa thải ra biển và nếu không được tái chế, lượng chất thải nhựa tại Việt Nam xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm.

Vòng đời của túi nilon không như bạn nghĩ

Một sự thật ít được biết đến chính là lý do đằng sau việc kêu gọi giảm sử dụng túi nilon 1 lần, túi nilon không tái chế, không phân huỷ sinh học bởi chính quá trình tạo ra đã tiêu tốn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Theo nhiều thống kê và nghiên cứu, mỗi chiếc túi nilon trong từng giai đoạn đều sử dụng lượng lớn tài nguyên thiên nhiên và khi bị vứt bỏ lại tác động tiêu cực đến tự nhiên.

Giai đoạn “sinh”,  chiếc túi từ hạt nhựa nguyên sinh tạo ra từ dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn tạo ra những loại hạt nhựa có giá trị sử dụng phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tiếp đến được pha thêm các hạt màu để tạo sự sinh động và thu hút thêm người tiêu dùng. Ước tính, ở Châu Mỹ có 12 triệu thùng dầu mỏ mỗi năm dùng để sản xuất túi nhựa.

Trong giai đoạn “sống”: Chiếc túi nilon cũng phát huy ưu điểm mềm, mịn nhưng bền, không thấm nước, chịu được các hiện tượng thời tiết, và đặc biệt, nó có thể kháng lại các ảnh hưởng của tự nhiên như nấm mốc hay côn trùng, và đã nhanh chóng phủ sóng hầu hết trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, dịch vụ và đời sống xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… 

Cuối cùng là giai đoạn “kết” cũng là ngọn ngành của khủng hoảng rác thải nhựa bởi hàng loạt bao bì nhựa, túi nilon được vứt bừa bãi gây ách tắc dòng chảy sông ngòi, mất mỹ quan, ảnh hưởng đến các thành phần xung quanh. 

Thậm chí túi phân hủy sinh học (túi có thành phần là nhựa sinh học và túi giấy) cũng ảnh hưởng lâu dài đến môi trường. Thống kê cho thấy 80% túi giấy không được tái chế, vì vậy cuối cùng chúng tích tụ dần thành những đống rác khổng lồ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không kém gì túi nilon.

Giảm sử dụng, tăng vòng tuần hoàn: Triển vọng để thế giới ngày càng xanh

Nhận thức tính nghiêm trọng của vấn đề, nhiều quốc gia trên thế giới đã nỗ lực không ngừng hướng tới hy vọng vì một hành tinh xanh. Một số quốc gia lựa chọn giải pháp cắt giảm nhưng cũng có số khác lựa chọn giải pháp tăng vòng tuần hoàn, tăng sử dụng nhựa tái sinh.

Nhiều quốc gia hoặc một phần lãnh thổ đá áp dụng lệnh cấm hoặc tính phí đối với việc sử dụng và cung cấp túi nilon được kể đến như: Anh (2015), Mexico (2010), Australia (2008), Trung Quốc (2008), Pháp (2007), Bỉ (2007)…Tại Mỹ, từ tháng 7/2014 trên 20 bang và 132 thành phố trở thành đối tượng áp dụng 1 trong 2 lệnh cấm trên. Còn ở Ireland năm 2002, người tiêu dùng phải chi thêm 0,15 euro (0,158 USD)/túi nilon nếu dùng sản phẩm này và 0,22 euro (0,233 USD)/túi nilon năm 2007.  Sau thời gian áp dụng chương trình, 90% người tiêu dùng đã tái sử dụng túi nilon nhiều lần trong một năm thay vì dùng 1 lần.

Thế nhưng giải pháp tăng vòng tuần hoàn cho mỗi chiếc túi nilon lại đang được quan tâm đặc biệt hơn bởi tính hiệu quả, bền vững trong nền kinh tế tuần hoàn. Như dự án ReForm Plastic là dự án thí điểm tái chế các loại nhựa đã qua sử dụng không còn giá trị như nhựa sử dụng 1 lần (túi nilon, ống hút, ly nhựa…), hộp sữa, thùng xốp, các vật liệu có chứa nhựa để làm bàn, ghế. Ngoài ra, Việt Nam cũng ban hành nhiều quy định, văn bản pháp lý để từng bước giảm thiểu việc sử dụng nhựa một lần nói chung và túi nilon nói riêng. Tuy nhiên, vấn nạn túi nilon hiện nay vẫn còn là thách thức bởi giá bán còn rẻ hơn cả giá thuế.

Bên cạnh các giải pháp mang tính công nghệ đòi hỏi ứng dụng khoa học cao thì bản thân mỗi người trẻ cũng có thể tăng vòng tuần hoàn cho chiếc túi nilon bằng các hành động đơn giản do R One gợi ý:

1. Dùng túi nilon làm đồ trang trí trong nhà (đèn lồng, hoa,…) vì sự đa dạng về màu sắc.

2. Dùng túi nilon làm bao tay cho các hoạt động dọn dẹp nhà cửa

3. Làm đồ chơi từ túi nilon tái chế an toàn như trò chơi lính nhảy dù vốn rất được yêu thích.

4. Tái chế túi nilon thành túi đựng rác trong xe hơi, túi lót trong các thùng rác thay vì phải mua túi mới.

5. Tận dụng các túi nilon làm vật dụng trồng cây giúp mang lại cảm giác thoải mái và thân thiện với môi trường.

6. Sử dụng nhiều chiếc túi để làm gối hoặc nệm cho thú cưng của bạn cũng là lựa chọn rất tốt.

Hiện nay có rất nhiều cách để có thể tăng vòng tuần hoàn cho “em” túi nilon từ cấp độ vĩ mô cho đến vi mô. Tuy nhiên, quan trọng nhất chính là tư duy, nhận thức và ý thức của mỗi cá nhân cần chủ động giảm sử dụng và tuyên truyền cho mọi người xung quanh. Vì vậy, các bạn đừng quên đồng hành cùng R One để kiến tạo vòng đời cho rác nha.

TOP 5 xu hướng bảo vệ môi trường năm 2022 mà bạn cần cập nhật

50 Comments

Comments are closed.