In Tin mới
LẮNG NGHE RÁC NÓI
BẠN CÓ ĐANG “LẮNG NGHE RÁC NÓI”?
Đã bao giờ bạn dừng lại, loại bỏ những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng đang hủy hoại môi trường, mà ngồi xuống “lắng nghe rác nói” hay chưa? Hãy bạn vẫn đang từng giờ, từng ngày thải ra môi trường một lượng lớn chất thải?
Có rất nhiều lý do khiến chúng ta phải thải ra môi trường một lượng rác thải hằng ngày rất lớn. Có thể bạn không nghĩ đến tác hại của chúng, không quan tâm đến môi trường sẽ thế nào trong tương lai, hay đơn giản là bạn không có thời gian. Điều này là một trong rất nhiều lý do dẫn đến hành động tạo ra một lượng rác thải lớn trong sinh hoạt của chúng ta. Một lúc nào đó, bạn hãy “lắng nghe rác nói” rằng chúng không muốn gây tác hại đến môi trường, hãy “đối xử tốt” với chúng khi còn có thể. “Đối xử tốt” ở đây có thể là việc bạn phân loại rác ngay tại nhà hay cũng có thể là tái sử dụng rác thải khi còn có thể trước khi mang chúng thải ra môi trường.
Trước tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, chúng ta đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Trong bối cảnh đó, việc các hàng quán phải tạm dừng hoạt động, chúng ta phải làm việc tại nhà. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đây là thời điểm để chúng ta có thể dễ dàng hành động vì môi trường, “sống xanh giữa mùa đại dịch”.
Trước hết là vấn đề hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng một lần.
Việc dừng các hoạt động hàng quán, đóng cửa “chợ cóc” cũng đã góp phần làm giảm một lượng lớn các loại rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa tại các khu vực dân sinh, tuyến phố trên nhiều địa bàn.
Thói quen mua thức ăn tại các hàng quán của chúng ta đã vô tình thải ra một trường lượng lớn rác thải do phần lớn thức ăn mang đi điều được góp trong các sản phẩm dùng một lần như hộp xốp, túi nilon, …Việc dừng các hoạt động hàng quán, chúng ta phải tự nấu ăn tại nhà đã phần nào làm giảm lượng rác thải bình quân mỗi ngày thải ra môi trường.
Bên cạnh đó, số lần đi chợ giảm đi, từ thói quen đi “chợ cóc” sang hình thức dịch vụ online giao hàng tận nhà, hay tới mua trực tiếp ở các siêu thị đã làm giảm lượng lớn túi nilon được sử dụng. Chương trình khuyến khích mua và sử dụng các loại túi có thể tái sử dụng nhiều lần tại các siêu thị cũng góp phần trong việc hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng một lần.
Việc thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm dùng một lần của chúng ta trong thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường. Chắc hẳn rằng, lượng rác thải không được sinh ra trong thời điểm này sẽ rất biết ơn chúng ta vì đã không “sinh ra” chúng, để chúng tác động xấu đến môi trường.
Việc phân loại rác thải trước khi được thu gom.
Trong thời điểm xã hội phải giãn cách vì dịch bệnh diễn ra phức tạp, thời gian sinh hoạt tại nhà của chúng ta nhiều hơn so với những ngày bình thường. Không phải tất bật đi làm, đi học, khoảng thời gian trống trong ngày của chúng ta được kéo dài hơn. Vì vậy, thói quen phân loại rác thải của gia đình chúng ta trước khi chúng được thu gom cũng dần phổ biến hơn trong khoảng thời gian này. Để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường, hành động phân loại rác thải tại nguồn của chúng ta chính là nút thắt đầu tiên và quan trọng để giải quyết vấn đề này.
Việc thay đổi thói quen, dành năm phút mỗi ngày để phân loại rác thải thành những loại, bao gồm: nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải). Hành động này đồng nghĩa với việc chúng ta đang “đối xử tốt” với rác thải. Chúng chắc hẳn sẽ rất vui khi chúng đã được về với “gia đình” của chính mình, “gia đình rác hữu cơ” hay là “gia đình rác tái chế”, hơn thế nữa chúng sẽ “rất biết ơn” chúng ta vì đã để cho chu trình sống của chúng trở nên ý nghĩa hơn. Sau khi được sử dụng, không những không gây hại cho môi trường, chúng còn phát huy được nhiều lợi ích khác sau khi được xử lý phù hợp.
Phân loại rác thải ngay tại gia đình chúng ta có có vai trò quan trọng trong quá trình làm giảm lượng rác thải ra môi trường. Đồng thời, giúp cho quá trình tái chế trở nên đơn giản và ít tốn kém. Tái chế rác là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị, còn sử dụng được từ chất thải.
Hãy một lần “lắng nghe rác nói” đã hiểu hơn những hậu quả khi “không đối xử tốt” với chúng. Nếu không thể nhận lấy những hậu quả, hãy hạn chế “sinh ra” rác thải. Nếu không thể khắc phục, hãy phân loại rác trước khi chúng được thu gom. Mỗi chúng ta, hãy hành động vì một hành tinh xanh.