Những công đoạn tái chế rác thải nhựa đầy đủ và mới nhất hiện nay

Những công đoạn tái chế rác thải nhựa đầy đủ và mới nhất hiện nay

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng rác thải nhựa sẽ đi về đâu sau khi chúng ta đưa nó ra môi trường?

Tái chế rác thải nhựa được xem là biện pháp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường khá phổ biến hiện nay. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc quy trình rác thải nhựa sẽ diễn ra như thế nào không?

Rác thải nhựa là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng và cấp bách nhất hiện nay trên phạm vi toàn cầu. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, mỗi năm Thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ túi nhựa, 1 triệu chai nhựa được mua mỗi phút. Khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất hằng năm ngày một tăng cao, dự báo đến năm 2050, toàn cầu có thể sản xuất tới 1.124 triệu tấn nhựa. Nếu không có những biện pháp thu gom, tái chế rác thải nhựa phù hợp, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa sẽ ngày một nghiêm trọng.

Hàng năm, trên Thế giới có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường. Phần lớn rác thải nhựa bị thải ra môi trường phần lớn đến từ Châu Á, trong khi đó Việt Nam lại là một trong những quốc gia đứng đầu danh sách thái nhựa ra biển. Để hạn chế thực trạng này, việc tái chế rác thải nhựa tại nước ta là rất cần thiết. Đặc biệt là tại các đô thị lớn, nơi có lượng phát sinh rác thải nhựa cao. 

Nếu không có những biện pháp xử lý phù hợp, lượng rác thải nhựa tồn đọng không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, chúng còn tác động trực tiếp đến con người, để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Rác thải nhựa có thời gian phân hủy rất lâu lên đến 100 năm thậm chí là 100 năm. Rác thải nhựa tồn tại trong môi trường sau các tác động sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa. Những hạt nhựa siêu nhỏ (hạt vi nhựa) này đi vào đất, nước, không khí và thậm chí là thức ăn. Khi con người tiếp xúc, ăn phải hững mảnh vi nhựa này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh về hô hấp, bệnh về thần kinh,…

Hiểu được thực trạng nói trên, cùng với sứ mệnh bảo vệ môi trường bằng cách tăng lượng rác tái chế, giảm lượng rác rò rỉ ra môi trường. Doanh nghiệp xã hội Recycle One kết hợp cùng các đơn vị liên quan gia tăng khối lượng tái chế rác thải nhựa.

Tái chế là gì? Tái chế là quá trình rác thải hoặc phế liệu thông qua một số quá trình có thể biến thành một vật liệu mới có ứng dụng khác để phục vụ đời sống sản xuất của con người người. Qua đó giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường. Không những là giải pháp hạn chế những áp lực cho môi trường, tái chế còn tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, tiết kiệm nguồn vật liệu và chi phí xử lý.

Cho đến nay, có rất nhiều công nghệ xử lý rác thải đã và đang được tiến hành tại nước ta. Cùng R One tìm hiểu quy trình tái chế rác thải nhựa phổ biến hiện nay nhé.

1. Thu thập nguyên liệu thô

Rác thải nhựa sau khi được phân loại sẽ được thu mua và mang đến các vựa ve chai. Ngoài cách thu mua ve chai truyền thống trước đây, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu gom ve chai, R-One hiện đã và đang tiến hành đổi mới hình thức thu mua ve chai thông qua “Ứng dụng R-One”. Người bán và người thu mua ve chai sẽ tiến hành thu gom và thanh toán sau khi đã yêu cầu và xác nhận thu mua thông qua ứng dụng. 

2. Mang đến vựa

Ve chai sau khi được thu mua sẽ được vận chuyển đến các vựa ve chai để tiến hành phân loại.

3. Phân loại lần 2

Ve chai mang đến vựa sẽ được phân loại lần 2. Tùy theo tính chất của từng loại nhựa sẽ có những công nghệ xử lý khác nhau, cho ra sản phẩm phù hợp với những nhu cầu khác nhau.

4. Cắt nhỏ và làm sạch

Khi được được phân loại, ve chai sẽ được vận chuyển đến nhà máy tái chế rác thải nhựa. Nhằm đảm bảo những tiêu chí cho sản phẩm cuối cùng. Tại công đoạn này, ve chai sẽ được cắt nhỏ và làm sạch  nhằm đảm bảo tiêu chí cho sản phẩm cuối cùng.

5. Làm khô

Trước khi được chính thức chế biến. Các mẫu nhựa sau khi được làm sạch này sẽ được làm khô. Tùy theo từng công nghệ của những đơn vị tái chế, các mẫu nhựa này có thể sẽ được làm khô thủ công  hoặc bằng các máy móc.

6. Chế biến thành các hạt nhựa

Các mảnh nhựa khi đã khô ráo sẽ được cho vào máy móc, trải qua những công nghệ xử lý của các loại máy: tạo hạt, pha màu, trộn với nước tỉnh,…cho ra các hạt nhựa với những kích thước và màu sắc khác nhau, tùy theo mục tiêu sử dụng của hạt nhựa ở những giai đoạn sau này.

7. Sản xuất ra túi đựng rác

Các hạt nhựa phải qua công nghệ xử lý sẽ cho ra thành phẩm cuối cùng đó chính là những sản phẩm có ích, phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người. 

Ngoài quy trình tái chế rác thải nhựa nói trên, hiện nay có rất nhiều công nghệ tái chế rác thải nhựa khác tùy thuộc vào công năng, tính chất của hạt nhựa cũng như sản phẩm cuối cùng được tạo ra. Mỗi mục đích khác nhau sẽ có những quy trình tái chế rác thải nhựa, công nghệ sản xuất hạt nhựa khác nhau. 

Tuy việc tái chế rác thải nhựa được xem là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, nhưng để hạn chế tình trạng khối lượng rác thải nhựa ngày một tăng cao. Trước tiên, chúng ta cần hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Mang theo túi đựng có thể tái sử dụng để hạn chế túi nilon khi mua sắm, thay thế chai, lọ nhựa bằng chai, lọ thủy tinh để đựng đồ, ưu tiên mua sản phẩm đựng trong hộp giấy thay vì hộp nhựa hay không dùng vật dụng như đũa, muỗng, ống hút nhựa,…điều là những hành động đơn giản và dễ dàng thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.  Bên cạnh đó, việc tăng cường phân loại rác tại nguồn cũng có ý nghĩa rất lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường. 

Vì vậy để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, đẩy mạnh việc phân loại rác thải tại nguồn để thuận lợi cho công tác thu gom, không những góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí điều này còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tái chế rác thải nhựa. 

Hãy đồng hành cùng R One kiến tạo vòng đời mới cho rác! Cùng nhau tái chế, cùng nhau bảo vệ môi trường.

16 Comments

Comments are closed.