In Tin mới
Người dân tại Huế đã thay đổi nhận thức về môi trường như thế nào qua từng năm?
Ô nhiễm môi trường bởi rác thải sinh hoạt, cụ thể là rác thải nhựa đã không còn là một điều lạ lùng đối với chúng ta bởi vì các tác hại của nó đã và đang hiện diện trong cuộc sống của người dân Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng hiện nay, môi trường đất, nước và không khí tại Thành phố Huế đã cải thiện đáng kể so với các năm trước. Đó chẳng phải là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ và người dân để hiện tại Huế là một trong những khu vực có “độ phủ xanh” tốt nhất tại Việt Nam. Dù vẫn còn tồn động một số vấn đề môi trường khác nhưng nhìn chung ta có thể học hỏi rất nhiều về nhận thức bảo vệ môi trường của người dân tại Huế qua các hành động thiết thực. Hãy cùng R One tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vào năm 2016, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên đã công nhận thành phố Huế là Thủ đô Quốc gia Giờ Trái đất 2016 của Việt Nam trong khuôn khổ Cuộc thi Thành phố Giờ Trái đất toàn cầu được chọn lọc cao, tôn vinh các chính sách và sáng kiến thân thiện với môi trường mà Huế và người dân thành phố đang thực hiện để trở thành những người đi đầu trong phát triển bền vững. Được biết, Thách thức Thành phố Giờ Trái đất (EHCC) là một sáng kiến của WWF kêu gọi các thành phố trên toàn cầu hành động vì một tương lai thân thiện với khí hậu bằng cách phát triển và đưa ra các kế hoạch đầy tham vọng nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Huế chính là đại diện đầu tiên của Việt Nam tham gia thử thách và đã có một bước đột phá phi thường và vượt qua thành công các tiêu chí lựa chọn khắt khe của chiến dịch để trở thành Thủ đô Giờ Trái đất năm 2016. Trước đó, vào năm 2014, Huế cũng được ASEAN bình chọn là “Thành phố Văn hóa ASEAN” và “Thành phố Bền vững Môi trường” nữa đấy các bạn. Đây chính là sự nỗ lực hết mình của cả Chính phủ và người dân đang sinh sống và làm việc tại đất Huế để trở thành một nơi vừa là điểm đến du lịch vừa là một thành phố có môi trường xanh, công dân thân thiện.
Vì thế, có thể nói rằng, từ lâu, Huế đã nổi tiếng là điểm đến xanh, sạch đẹp cùng với cảnh quan tươi đẹp. Các phong trào bảo vệ môi trường tại Huế đã được Chính phủ và người dân cùng nhau đề xuất và thực hiện nghiêm túc. Phong trào “Ngày chủ nhật xanh” có thể được xem là một trong những phong trào bảo vệ môi trường tiêu biểu nhất tại Huế. Phong trào từng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư chúc mừng, Bộ TN&MT biểu dương về tinh thần hành động vì môi trường của người dân Cố đô. Phong trào trên được thực hiện với phương châm “Mỗi cá nhân, hộ gia đình một việc làm; mỗi tổ dân phố, thôn, bản, cơ quan, đơn vị , doanh nghiệp một công trình, phần việc để Thừa Thiên Huế thêm xanh – sạch – sáng” và thực sự đã đạt được những thành quả đáng kể khi ngoài người dân, thanh niên tại Huế hưởng ứng mà ngay cả khách du lịch đến tham quan Huế cũng được khuyến khích thực hiện. Công ty CP Du lịch DMZ đã từng chia sẻ rằng các du khách được tham gia chiến dịch nhặt rác để “tri ân sông Hương” qua đó mỗi du khách trồng một cây và gắn tên mình lên đó như một hành động góp phần bảo vệ Huế xanh – sạch – đẹp. Ý nghĩa hơn, khi về Huế, du khách sẽ được quay lại chụp ảnh với những hàng cây do mình trồng. Nhờ đó, sức lan tỏa về nhận thức bảo vệ môi trường ngày càng có thể tiến xa hơn.
Bên phong trào “Ngày chủ nhật xanh”. Huế và người dân cùng nhau xây dựng và thực hiện thêm các dự án khác như mô hình “Huế- thành phố 4 mùa hoa” nhằm chọn một số tuyến đường làm đường hoa 4 mùa; trồng hoa theo mùa tại công viên, giải phân cách, bồn hoa trên vỉa hè hoặc học sông Hương, trong các cơ quan, trường học. Mô hình “Dòng Hương trong xanh” là hành động tổ chức ra quân vệ sinh môi trường định kỳ làm cho dòng sông Hương lúc nào cũng trong xanh, sạch đẹp. Thực hiện chương trình Sáng chủ nhật “60 phút sạch nhà, đẹp ngõ”, các hộ gia đình trên địa bàn dân cư vệ sinh môi trường, dọn dẹp nhà cửa, khu vực xung quanh nhà và thôn xóm, ngõ hẻm. Ngoài ra còn xây dựng nhiều mô hình “không xả rác” ở các nhà hàng, điểm tham quan, du lịch, công viên hay hành động “Nói không túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần”. Bên cạnh đó, các trường học xây dựng mô hình thu gom túi nilon, pin qua sử dụng, thu gom giấy in, giấy báo loại làm túi đựng thay thế túi nilon sử dụng 1 lần cung cấp cho các quầy thuốc, nhà. Tại các địa phương có nhiều sông, hồ, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai các hoạt động trục vớt bèo lục bình, diệt cây mắt mèo trên các tuyến đê, hói, sông nhằm vừa khơi thông dòng chảy phục vụ tưới tiêu cho sản xuất vừa giữ gìn cảnh quan môi trường trong sạch.
Đây là những bằng chứng chứng minh rằng nhận thức bảo vệ môi trường của người dân Huế ngày càng được nâng cao qua các hành động vô cùng thiết thực ở trên đã và đang giúp Huế “sống lại” và trở thành một điểm đến du lịch xanh, sạch đẹp như thời điểm hiện nay. Những việc làm của Huế gần đây mang lại hiệu ứng tích cực, lan rộng trên toàn quốc, trở thành điểm sáng để nhiều địa phương học hỏi . Chưa bao giờ người dân Huế lại đồng lòng và hưởng ứng mạnh mẽ về các hành động bảo vệ môi trường như thế. Bạn nghĩ sao về tinh thần chống ô nhiễm môi trường như chống giặc của người dân Huế vậy? Và tất nhiên các bạn đừng quên đồng hành cùng R One để kiến tạo vòng đời mới cho rác nhé!
Giải cứu ô nhiễm rác thải nhựa thành các tuyệt tác công trình